Đào tạo Trường_Trung_học_phổ_thông_Chu_Văn_An,_Hà_Nội

Cơ cấu tổ chức

Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với hiệu trưởng là Lê Mai Anh và hiệu phó ông Lê Văn Dũng (đã mất). Công tác giáo dục được phân chia thành 12 tổ bộ môn riêng biệt: Toán học, Vật lý - Kỹ thuật công nghiệp, Hóa học, Sinh học - Kỹ thuật nông nghiệp, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Tiếng Pháp-Nhật, Tin học và Giáo dục thể chất. Ngoài ra còn các phòng ban thực hiện công tác phục vụ vận hành trường gồm: Văn thư, Thí nghiệm, Thư viện, Bảo vệ, Quản trị, Lao công và Y tế.

Toàn cảnh trường Chu Văn An nhìn từ sân chính

Thi tuyển công chức

Sinh viên tốt nghiệp đại học muốn làm việc trường THPT Chu Văn An phải qua các bước sau:

(1) Đối với các ngành sư phạm:

Bước 1: Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy. Theo quy định của Luật Giáo dục 2005:

Điều 77. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.
  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.

Căn cứ quy định trên (còn một số quy định khác liên quan và tương tự nữa), ngoài bằng cấp ra, với các ngành ngoài sư phạm, ứng viên cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sự phạm.

Bước 2: Theo khoản 4, Điều 17 Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT (Quy chế tổ chức và hoạt động trường THPT chuyên) ngoài bằng tốt nghiệp đại học, ứng viên phải có thêm một trong 4 điều kiện sau: có kết quả tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi; có học vị tiến sĩ, thạc sĩ; là giáo viên giỏi ở các trường THPT khác; đã từng là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

(2) Đối với các ngành ngoài sư phạm:

Bước 1 làm tương tự như đối với các ngành sư phạm nhưng ứng viên không cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Bước 2: Phải có thêm một trong 3 điều kiện sau: có kết quả tốt nghiệp đại học xếp loại giỏi; có học vị tiến sĩ, thạc sĩ; đã từng là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Hệ thống lớp học

Một lớp học kiểu cổ với bàn ghế và sàn lát gỗHọc sinh trường Chu Văn An trong ngày khai giảng năm 2007

Tính cho đến niên khóa 2007 - 2010 Chu Văn An có khoảng trên 2.000 học sinh thuộc 3 khối 10, 11 và 12.[1] Hệ thống lớp học của trường Chu Văn An bao gồm có 11 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Địa, Sử và Sinh. Đây là các lớp được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên tương ứng. Học sinh của các lớp chuyên hàng năm có thể tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp trường và thành phố. Ngoài ra, trường còn có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp (F): đây là lớp thuộc hệ thống lớp song ngữ do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ và đào tạo, học sinh sẽ được dạy các môn chính khóa song song tiếng Pháp và tiếng Việt. Đôi khi lớp này được chia đôi sĩ số thành hai lớp F1 và F2. Ngoài các lớp chuyên trên, trường Chu Văn An còn có 7 lớp đào tạo chất lượng cao (từ A1 đến A7). Các lớp hệ B đã được bãi bỏ.

Từ niên khóa 2007 - 2010 Chu Văn An sẽ là trường trung học phổ thông đầu tiên tại Hà Nội mở lớp chuyên tiếng Nhật, đây là đề án hợp tác của Bộ Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.[19]

Trong thời gian Bộ Giáo dục còn sử dụng hệ thống giáo dục phân ban (ban Tự nhiên - ban Xã hội) thì hệ thống lớp không chuyên của Chu Văn An được chia thành các lớp A (ban Tự nhiên - ban A) và các lớp C (ban Xã hội - ban C).

Trong niên khóa 2009 - 2012, nhà trường bắt đầu triển khai hệ thống lớp học mới, chia các lớp thành hai nhóm lớp chuyên và không chuyên. Nhóm lớp chuyên có các lớp: Toán, Tin, Nhật, Anh, Văn, Sử, Địa, Pháp 1, Pháp 2 (tăng cường), Lý (từ khóa 2011 - 2014), Hóa (từ khóa 2011 - 2014), Sinh (từ khóa 2011 - 2014). Nhóm lớp không chuyên có các lớp: A1, A2 theo định hướng khối A và D1, D2, D3 theo định hướng khối D.

Kết quả đào tạo

Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh thường xấp xỉ 100%, tỷ lệ đỗ đại học trên 70%, trường Chu Văn An được coi là cơ sở đào tạo cấp phổ thông trung học có chất lượng cao ở Hà Nội và Việt Nam.[20] Cụ thể niên khóa 2006 - 2007 học sinh Chu Văn An có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,1% (40,59% đỗ loại khá giỏi), tỷ lệ đỗ đại học đạt 78%[21] với điểm thi trung bình 18,77 (xếp thứ 24 toàn quốc).

Trước năm 1986 do là trường duy nhất có lớp chuyên Toán của thành phố Hà Nội nên học sinh Chu Văn An luôn có thành tích tốt trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Trong các kì thi Olympic Toán Quốc tế, học sinh Chu Văn An đã đạt được 6 huy chương, trong đó có 2 huy chương bạc và 4 huy chương đồng.[17] Từ năm 1986, với việc Sở Giáo dục Hà Nội rút đội ngũ giáo viên và học sinh nòng cốt để thành lập trường chuyên mới Hà Nội - Amsterdam, trường Chu Văn An không còn là trường dẫn đầu về thành tích đào tạo ở Hà Nội.[22]

Vinh dự

Do thành tích dạy và học, trường đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng:[15]

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai Trường Đại học Mỏ – Địa chất

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_Trung_học_phổ_thông_Chu_Văn_An,_Hà_Nội http://belleindochine.free.fr/VillaSchneider.htm http://books.google.fr/books?id=2fLWrCRhxdcC http://www.hscva.net/index.php?option=com_content&... http://www.hscva.net/index.php?option=com_content&... http://www.thewriterspost.net/TWP_V8I1.htm http://thovn.net/viewarthor.asp?athor=49 http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2005/09/3... http://wayback.archive.org/web/20071108232130/http... http://web.archive.org/web/20060214224016/http://w... http://web.archive.org/web/20080309235546/http://e...